TIỂU SỬ VỀ KIẾN TRÚC SƯ LE CORBUSIER

Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trào lưu kiến trúc hiện đại xuất phát điểm từ Châu Ấu mà như một làn sóng mạnh mẽ lan truyền sáng các cường quốc trên thế giới. Kiến trúc cổ điển dần trở thành vật cản, trói buộc con người với quá khứ và đánh lừa thị giác con người bằng lối trang trí vô nghĩa. Chính vào thời điểm ấy, những gương mặt đầu tiên đại diện cho nền kiến trúc hiện đại đã bắt đầu xác định được danh tiếng của mình trong đó có kiến trúc sư Le Corbusier người Pháp.

Tiểu sử kiến trúc sư Le Corbusier

Le Corbusier sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 và mất ngày 27 tháng 8 năm 1965. Ông là một kiến trúc sư nổi tiếng người Thụy Sĩ và Pháp. Ông được coi là một trong những kiến trúc sư đặt nền móng cho trào lưu phát triển của kiến trúc hiện đại vào đầu thế kỷ XX.

Thời còn trẻ, Le Corbusier được theo học tại trường thủ công mỹ nghệ tại địa phương, dưới sự hướng dẫn của Charles L’Éplattrnier người đã từng có cơ hội được du học tại Budapest và Paris – các trung tâm nghệ thuật nổi tiếng thế giới thời bấy giờ. Ngay tại thời điểm đó, Le Corbusier đã bộc lộ hứng thú nghiên cứu về cấp trúc hình học của các đối tượng minhf nghiên cứu cũng như việc ứng dụng kỹ thuật vào nghệ thuật kiến trúc.

kien-truc-su-le-corbusier

Trong công trình kiến trúc đầu tiên của mình là biệt thự Fallet, biệt thự Schowb, biệt thự Jeanneret ở vùng La Chaux de Fonds đã thể hiện nổi bật được những giải pháp sáng tạo trong việc xử lý các chi tiết kỹ thuật.  Với ham muốn khám phá Le Corbusier đã quyết định rời quê nhà để di du lịch vòng quanh Châu Âu. Vào năm 1907, Le Corbusier dừng chân tại Paris và làm việc cho kiến trúc sư Auguste Perret – bậc thầy về sử dụng bê tông trong kiến trúc Pháp. Từ tháng 10/1910 đến tháng 3/1911, Le Corbusier làm việc cho văn phòng kiến trúc sư Peter Behrens – nhà tiên phong của kiến trúc hiện đại ở Berlin. Tại đây ông gặp được kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe – người ảnh hưởng sâu sắc nhất đến những tác phẩm của ông mãi về sau.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Le Corbusier trở về quê và dạy học tại ngôi trường mình đã từng học. Ông tiếp tục nghiên cứu các lý thuyết kiến trúc với những kỹ thuật hiện đại với hy vọng đáp ứng được cho việc xây dựng nền công nghiệp sau chiến tranh. Sau thế chiến, ông trở lại Paris và cộng tác với người em họ là Pierre Jeanneret (1896 – 1967) mở một hãng thiết kế duy trì hoạt động đến năm 1940.

Kiến trúc sư Le Corbusier – biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Vào những năm đầu TK XXI, khi trào lưu kiến trúc nghệ thuật hiện đại dần trở nên phức tạp hơn, nó không còn là một phong cách kiến trúc đơn thuần nữa mà được đánh dạ dựa trên một bộ sưu tập các ý tưởng có sự tương đồng về sự đơn giản trong bố cục của hình học không gian, các thiết kế được dựng trên một mặt phẳng tự do phi đối xứng, hoặc đứng để loại bỏ được việc sử dụng các họa tiết trang trí phức tạp, tinh xảo bao quanh nó.

kien-truc-su-le-corbusier

Đến thời điểm này, chủ nghĩa hiện đại được hình thành với một thuật ngữ được chỉ chung:

        Loại bỏ được cái bóng của các tác phẩm trong quá khứ.

        Loại bỏ các họa tiết trang trí của trường phái kiến trúc cổ điển.

        Trừu tượng.

Trong công trình kiến trúc đầu tiên của Kiến trúc sư Le Corbusier ông đã sử dụng những ngôn ngữ của kiến trúc cùng bản địa vùng núi Alps để dần thể hiện được bước tiến đầu tiên trong tư duy về không gian kiến trúc với việc đơn giản hóa hình khối trong kiến trúc.

Trong thế chiến thứ hai, từ những nghiên cứu về lý thuyết kiến trúc với kỹ thuật hiện đại, vào giai đoạn 1914 – 1915 ông đã thiết kế hệ thống nhà Dom-ino với hy vọng đáp ứng cho việc xây dựng công nghiệp sau chiến tranh. Hệ thống tập trung đề xuất hệ thống sàn bê tông lắp ghép với các cột xung quanh, các nút giao thông đứng đực bố trí bên cạnh – đây được xem là một hệ thống không gian mở và linh hoạt. Sau này, đồ án trở thành nền tảng cho hầu hết các công trình kiến trúc của ông trong 10 năm sau đó.

kien-truc-su-le-corbusier

Kiến trúc sư Le Corbusier coi việc “quy hoạch độ thị là chìa khóa” để giải quyết mọi vấn đề kiến trúc xây dựng. Ông chính là tác giả của các thành phố ba triệu dân, phương án cải tạo Paris và nhiều phương án quy hoạch các đô thị nhiều nước trên thế giới. Phân biệt rõ 4 chức năng của thành phố: chức năng để ở, làm việc, lưu thông và giữ gìn vật thể, cải thiện tinh thần của con người. Ở mỗi phân khu được quy hoạch chi tiết gồm các cửa hàng, hạ tầng kỹ thuật và nơi thờ phụng. Hạ tầng giao thông được Le Corbusier rất coi trọng, bằng việc thiết kế ra hệ thống giao thông cấp bậc, ông đã tìm ra giải pháp giao thông thuận tiện nhất cho mọi địa điểm của thành phố.

Năm nguyên tắc trong thiết kế của Le Corbusier

Nhờ những tiền đề trên để Le Corbusier thiết kế lên một công trình thể hiện được tất cả  năm quan điểm thẩm mỹ trong kiến trúc, đó là:

        Nhà trên nhiều cột, giải phóng được không gian tầng 1: Pilotis là hệ thống trụ chịu lực nhằm nâng đỡ phần nhà trên mặt đất, hay trên mặt nước. Chúng có bản chất giống như những cái cột ở nhà sàn, hay nhà ở rìa nước. Vật liệu sử dụng để làm cột này là: bê tông, gỗ, thép,…

        Vườn trên mái, sân thượng (Roof Terrace): là một phương tiện mang đến sự thiên nhiên, sự sống mới lên trên một công trình. Điển hình trong thiết kế này là khu vườn treo nổi tiếng Babylon. Vườn trên mái là liệu pháp công trình nằm trong khu đô thị có mật độ lớn, không gian công đồng và công viên bị hạn chế.

        Mặt bằng tự do (Free Facade) và mặt bằng tự do (Free Plan): là 2 nguyên tắc mà Le Corbusier tập trung nghiên cứu vào đầu thế kỷ XX, ông muốn phá vỡ những quy ước cũ và mang đến cái mới. Điều này giúp cột và sàn được trở nên thanh mảnh hơn, giảm tải trọng đáng kể cho công trình. Mặt đứng sử dụng các khung thép, cửa kính và các tấm tráng men với nhiều màu sắc được sắp xếp tự do và có nhịp điệu rõ ràng. Với ưu điểm phải phóng được mặt bằng, các kiến trúc sư có thể tự do thiết kế cả trong lẫn ngoài của công trình. Tạo nên một khối công trình hoàn chỉnh cho cả trong lẫn ngoài.

        Hình thức cửa sổ băng dài nằm ngang (Ribbon Window): là kết quả của giải pháp mặt tiền tự do và mặt bằng tự do. Nó như là một tuyên ngôn của Le Corbusier hướng tới một kiến trúc mới, loại bỏ tất cả các hình thức mặt đứng kiến trúc phong kiến, cổ hủ và ràng buộc.

Lời kết

Kiến trúc sư Le Corbusier là một trong những người thuộc thế hệ đầu tiên của Trường Kiến trúc Quốc tế và được đánh giá là người có khả năng cao nhất. Với câu nói nổi tiếng của mình “Kiến trúc hay cách mạng” đến từ niềm tin của ông về nền kiến trúc công nghiệp. Le Corbusier đã để lại cho nhân loại 1 di sản kiến trúc lớn có giá trị cao. Vào năm 2016, có 17 công trình kiến trúc của ông thiết kế được công nhận là Di sản thế giới.

Tin tức liên quan