CƠ CẤU TỔ CHỨC BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

Tiền thân của Ban Tuyên giáo Trung ương là Ban Tuyên truyền và Cổ động, được thành lập sau khi Đảng Cộng sản Việt nam ra đời vào ngày 3/2/1930, với nhu cầu phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rọng trong quần chúng nhân dân. Đến ngày 11/04/2007, Bộ Chính trị ra quyết định sáp nhập Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Tư tưởng – văn hóa thành Ban Tuyên giáo Trung ương. Từ đó Ban Tuyên giáo Trung ương ra đời để hoàn thành sứ mệnh của mình. Vậy cơ cấu tổ chức Ban Tuyên giáo Trung ương như thế nào? Chức năng và nhiệm vụ của ban Tuyên giáo là gì?  

Ban Tuyên giáo là gì?

Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), trực tiếp và thường xuyên của bộ Chính trị và Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, đường lối cũng như chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực công tác của Đảng.

Cơ cấu tổ chức Ban Tuyên giáo Trung ương

co-cau-to-chuc-ban-tuyen-giao-trung-uong

Cơ cấu tổ chức của Ban Tuyên giáo Trung ương được quy định tại Khoản 3 Điều 3 quyết định 144-QĐ/TW trong năm 2018 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương trực tiếp ban hành, gồm các ban ngành như sau:

  • Lãnh đạo Ban: Ban Tuyên giáo Trung ương được hợp thành gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng Ban, trong đó có một số Phó Trưởng ban kiêm nhiệm Trưởng vụ.
  • Các vụ, đơn vị trực thuộc: lý luận chính trị; tuyên truyền; xuất bản – báo chí; văn hóa văn nghệ; khoa học công nghệ, môi trường; giáo dục và đào tạo, dạy nghề; các vấn đề xã hội; thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế; tổng hợp; tổ chức & cán bộ; văn phòng; viện dư luận xã hội; trung tâm thông tin công tác tuyên giáo; tạp chí tuyên giáo; trang báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; cơ quan trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; có quan trực thuộc Thành phố Đà Nẵng.
  • Các đơn vị được giao trực tiếp quản lý từ Bộ Chính trị và Ban Bí thư: Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; Hội đồng lý luận, & phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (gồm Tạp chí Lý luận, phê bình văn học và nghệ thuật); Ban chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại (có Trang thông tin Đối ngoại điện tử).

Vai trò của ngành tuyên giáo:

  •       Chức năng:

Ban Tuyên giáo Trung ương có chức năng là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị và Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực như tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, lịch sử Đảng, dân số, gia đình, trẻ em,… đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng.

  •       Nhiệm vụ:

Công tác tuyên giáo của Đảng nói chung và công tác tư tưởng nói riêng luôn giữ vai trò quan trong. Nhiệm vụ tuyên giáo được các cấp ủy Đảng xem như là một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh.

Ngay từ lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định tuyên tuyền là công cụ đặc biệt quan trọng để tạo ra lực lượng hùng mạnh cho cách mạng nên Người đặc biệt quan tâm đến việc các cán bộ phải làm thật tốt công tác tuyên truyền. Theo Người, muốn phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân thì công tác tuyên truyền cần xem trọng tất cả các đối tượng tuyên truyền.

co-cau-to-chuc-ban-tuyen-giao-trung-uong

Và dù trong thời đại mới, những nhiệm vụ tuyên truyền được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dạy vẫn luôn được Ban Tuyên giáo Trung ương coi là kim chỉ nam để tiếp tục phấn đấu.

Trong 5 năm trở lại đây, do cơ cấu tổ chức Ban Tuyên giáo Trung ương ngày càng được tổ chức chặt chẽ làm tấm gương sáng cho Ban Tuyên giáo các địa phương vì thế trong công tác Tuyên giáo đã có sự chuyển biến sâu sắc trong nhiều lĩnh vực nổi bật như: tạo sự thống nhất về mặt nhận thức, tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong toàn dân để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế. Từ đó củng cố niềm tin, niềm tự vào về Đàn và con đường sáng suốt mà Đảng đang đi, hướng đến đất nước và con người Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

co-cau-to-chuc-ban-tuyen-giao-trung-uong

Việc thực hiện xuất sắc Nghị quyết của Đại hội địa biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là một minh chứng rõ ràng nhất trong việc Ban Tuyên giáo Trung ương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Lời kết

Để đáp ứng được các công tác tuyên giáo trong tình hình mới, cơ cấu tổ chức Ban Tuyên giáo Trung ương phải cố gắng hơn nữa trong việc hoàn thiện mình và tạo ra bước chuyển mình mới trong công tác tuyên truyền, khoa giáo, báo chí, xuất bản,… tạo thống nhất cáo trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Ngày càng nâng cao vai trò, nhiệm vụ của công tác tuyên giáo, gắn chặt công tác tuyên giáo với đời sống, kinh tế – xã hội, quốc phòng và an minh. 

Tin tức liên quan