ỨNG DỤNG CỦA GIS TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Ứng dụng của GIS trong quản lý đất đai đang ngày càng phổ biển rộng rãi. Do nhu cầu phát triển về mặt kinh tế – xã hội, tốc độ đô thị hóa của các tỉnh thành phố hiện nay diễn ra nhanh, đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bất cập trong việc quản lý cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đất đai. Để quản lý tốt đất đai, các tỉnh, thành phố hiện nay đã dần thay thế bằng việc quản lý bằng con người sang

GIS được thiết kế là một hệ thống chung giúp con người quản lý dữ liệu không gian, nên nó có rất nhiều ứng dụng như: quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, bản đồ giám sát vùng biển, quản lý đất đai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung giải thích ứng dụng của GIS trong quản lý đất đai.

Giới thiệu ứng dụng GIS trong quản lý đất đai

Hệ thống GIS được viết tắt cho cụm từ Geographic Information Systems: là công cụ tập hợp, phân tích những quy trình dựa trên máy tính để lập bản đồ, lưu trữ và thao tác dữ liệu địa lý, phân tích các sự vật hiện tượng trên trái đất, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược. GIS được định nghĩa như là một hệ thống thông minh sử dụng dữ liệu đầu vào, dùng phần mềm phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian nhằm giúp việc thu nhận, lưu trữ quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị thông tin cho các mục đích của con người đặt ra.

ung-dung-cua-gis-trong-quan-ly-dat-dai

Ứng dụng của GIS trong quản lý đất đai là hệ thống được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhập, xử lý phân tích, tổng hợp và truy xuất các thông tin đất đai và các thông tin khác có liên quan đến đất đai.

Lợi ích của ứng dụng GIS trong quản lý đất đai

ung-dung-cua-gis-trong-quan-ly-dat-dai

Kỹ thuật GIS là một công nghệ ứng dụng tiến bộ khoa học máy tính, việc sử dụng GIS trong việc nghiên cứu có mới các mục tiêu nghiên cứu so với các phương tiện cổ điển có thể mang lại hiệu quả cao:

  •       Tiết kiệm chi phí đầu tư và thời gian giải quyết nhanh nhất trong việc lưu trữ số liệu.
  •       Có thể thu thập số liệu với số lượng lớn trong một thời gian ngắn.
  •       Nâng cao chất lượng quản lý các dịch vụ công một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  •       Tăng khả năng truy cập ứng dụng với số lượng người dùng lớn.
  •       Hệ thống số liệu lưu trữ có thể cập nhập hóa một cách dễ dàng.
  •       phân tích số liệu từ nhiều nguồn, số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt.
  •       Tổng hợp một lần được nhiều loại khác nhau để phân tích và tạo ra nhanh chóng một số liệu tổng hợp mới.

Chức năng của ứng dụng GIS

Hệ thống GIS được phát triển dựa trên 6 chức năng cơ bản sau:

  •       Thu thập dữ liệu: Dữ liệu có thể được lấy từ rất nhiều nguồn, có thể từ bản đồ giấy, ảnh chụp, bản đồ số,…
  •       Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu có thể được định dạng dưới dạng vector hay raster.
  •       Truy vấn – tìm kiếm: Người dung có thể truy vấn thông tin đồ họa hiển thị trên bản đồ.
  •       Phân tích không gian: Đây là chức năng hỗ trợ việc ra quyết định của người dung. Dự đoán được những tình huống có thể xảy ra khi bản đồ có sự thay đổi.
  •       Hiển thị: Hiển thị dữ liệu trên hệ thống không gian và thuộc tính.
  •       Xuất dữ liệu: Hỗ trợ việc kết xuất dữ liệu bản đổ dưới nhiều định dạng: in giấy, website, ảnh, file,…

Mỗi chức năng trên hệ thống CSDL là một khâu trong hệ thống xử lý GIS. Trong số chức năng trên thì tìm kiếm và phân tích không gian là thế mạnh của GIS, là cơ sở phân biệt GIS với các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu thường.

ung-dung-cua-gis-trong-quan-ly-dat-dai

Việc ứng dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý đất đai cung cấp thông tin trực quan, kịp thời đến các cơ sở, ban ngành, quận huyện trong việc quản lý đất đai, hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, điều hành, ra quyết định trong việc sử dụng đất đai đúng nhu cầu và mục đích.

Lời kết

Phát triển ứng dụng của GIS trong quản lý đất đai và mở rộng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và quản lý là nhu cầu cấp thiết. Hiện nay, trở ngại chính không phải là công nghệ GIS mà là vấn đề nhân lực tạo dữ liệu chính xác, vận hành khai thác hệ thống hiệu quả. Trong vận hành, chương trình quản lý đất đai với các chức năng thuận tiện trong bảo trì, cập nhập an toàn và bảo mật dữ liệu, đồng thời dễ dàng mở rộng hệ thống và phát huy sự linh động và sáng tạo của các cơ sở, ngành và địa phương.

 

Tin tức liên quan