Tìm hiểu về đất cấp 3 là gì và chúng được phân loại như thế nào?

Trong ngành địa chất, việc tìm hiểu về đất cũng như cần biết cách phân loại đất là điều không thể bỏ qua. Vậy các bạn đã có kiến thức về vấn đề này chưa? Nếu chưa thì bạn đừng bỏ qua chi tiết nào trong bài viết này nhé. Sau đây mình sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin quan trọng về khái niệm đất cấp 3 là gì? Và cung cấp cho các bạn phân loại và tác dụng phân loại thành đất cấp 3. Hãy theo chân mình nào!

đất cấp 3 là gì

Khái niệm đất cấp 3 là gì?

Đá cấp 3 có cường độ chịu ép cao, thông thường độ chịu ép là 600kg/cm2. Những loại đất ở bên trong đất cấp 3 sẽ có lẫn cả đá hòn và đá tảng. Nhưng đất cấp 3 là gì và nó bao gồm những loại đất nào? Có thể nói, đất cấp 3 là một loại đất thuần túy bao gồm đất, sỏi, đá cụ thể như sau: 

  • Đá vôi bị phong hóa già, khi nằm ở trong đất thì có độ mềm tương đối nhưng khi đào ra không khí thì dần dần biến thành thể rắn và vỡ vụn nhanh chóng. 
  • Đất thuộc vùng đồi núi khi có lẫn sỏi, tỷ lệ sỏi chiếm trong khoảng từ 25% cho đến 35%. Ngoài ra loại đất này còn lẫn 20% các loại đá có thể tích trên 1m3. 
  • Đất thuộc mặt đường nhưng có chứa những mảnh sành gạch vỡ hoặc các loại đá dăm. Thông thường tỷ lệ vụn đá này chiếm tỷ trọng khá là cao trong diện tích của đất. 
  • Đất sét, đất nâu có độ rắn chắc cao và khi chúng ta cuốc ra chỉ được những hòn nhỏ không có sự liên kết nhiều.
  • Đất kiềm và đất chua thuộc thổ cứng. 
  • Đất thuộc mặt đường hoặc là mặt đê cũ. 
  • Đất ở trên mặt của sườn đồi trong đó gồm có lẫn sỏi đá và các loại cây dại. 
  • Đất sét có liên kết chặt chẽ nhưng vẫn lẫn sỏi, đá cuội, rễ cây hoặc là mảnh vụn kiến trúc với tỷ lệ lớn hơn 10% cho tới 20% thể tích. Nếu chúng ta tính theo trọng lượng thì khoảng từ 150kg đến 300kg trong mỗi mét khối đất. 
  • Đất sét, đất cao lanh loại có kết cấu dấu gạch sẽ vẽ và chứa nhiều mảnh vụn kiến trúc và rễ cây. Trong đó tỷ lệ tạp chất chiếm khoảng 20% đến 30% hoặc mỗi mét khối có tới 300kg đến 500kg. 

đất cấp 3 là gì

Phân loại đất cấp 3 với các loại đất khác

Đất cấp 1 

Đất loại 1 gồm đất cát, đất phù sa cát bồi, đất đen, đất mùn, đất màu, đất cát pha sét, đất sét, đất hoàng thổ, đất bùn. Các loại đất trên lẫn cả sỏi sạn, mảnh sành, gạch vỡ, đá dăm và mảnh chai từ 20% trở lại. Loại đất này không có rễ cây to, có độ ẩm tự nhiên dạng nguyên thổ hoặc là tơi xốp, hoặc là từ nơi khác đem đến đổ đã bị nén chặt tự nhiên. Hơn nữa đất loại 1 còn gồm cát mịn, cát vàng có độ ẩm tự nhiên, sỏi, đá dăm, đá vụn đổ thành đống.

Đất cấp 2 

Đất loại 2 gồm các loại đất cấp 1 có lẫn sỏi sạn, gạch vỡ, mảnh sành, đá dăm, mảnh chai từ 20% trở lên. Đặc biệt không lẫn rễ cây to, có độ ẩm tự nhiên hay khô. Còn gồm đất á sét, cao lanh, đất sét trắng, đất sét vàng, có lẫn sỏi sạn, mảnh sành, mảnh chai và gạch vỡ không quá 20% ở dạng nguyên thổ. Hoặc từ nơi khác đổ đến đã bị nén tự nhiên có độ ẩm tự nhiên hoặc là khô rắn.

Đất cấp 3 

Đất loại 3 bao gồm đất á sét, cao lanh, đất sét trắng, sét vàng, sét đỏ, đất đồi núi lẫn sỏi sạn, mảnh sành, mảnh chai và gạch vỡ từ 20% trở lên có lẫn rễ cây. Các loại đất trên có trạng thái nguyên thổ và có độ ẩm tự nhiên hoặc là khô cứng hoặc ở nơi khác đổ đến có đầm nén.

Đất cấp 4 

Đất loại 4 là các loại đất trong đất cấp 3 có lẫn cả đá hòn và đá tảng. Đất loại 4 còn gồm đá phong hóa, đá ong, đá vôi phong hóa có cuội sỏi dính kết bởi đá vôi, xít non và đá quặng các loại đá nổ mìn vỡ nhỏ.

Tác dụng của sự phân loại thành đất cấp 3 là gì?

đất cấp 3 là gì

Mặc dù có khá nhiều người nghĩ rằng không cần phải phân loại các cấp đất nhưng đây là một quan niệm cực kỳ sai lầm. Bởi vì họ chưa biết đến sự phân cấp sẽ đem lại lợi ích tuyệt vời ra sao với việc xây dựng công trình. Để hiểu rõ hơn thì dưới đây mình sẽ nêu ra một số tác dụng:

  • Nhờ việc phân cấp đất mà người thi công có thể tính toán lượng đất dùng để đắp lên hoặc đổ lên mặt bằng một cách tương đối chính xác. 
  • Phân cấp đất giúp cho bạn chọn được biện pháp thi công công trình hợp lý hơn. 
  • Nó còn giúp bạn chọn được phương tiện, dụng cụ phù hợp để đào hoặc lấp đầy diện tích đất sử dụng. 
  • Giúp đưa ra được biện pháp gia cố móng tương ứng với loại đất được chọn.
  • Hạn chế tối đa những chi phí nhân công cho việc tiến hành thi công. 
  • Sẵn sàng đưa ra giải pháp an toàn giúp cho cả người lao động lẫn thiết bị, máy móc thi công. 
  • Đưa ra được phương án thực hiện tối ưu nhất để tăng cường độ bền cũng như là tuổi thọ của phần nền được đắp trên đất. 

Kết luận 

Qua những gì mình chia sẻ trên, hy vọng các bạn đã có thêm cho mình những hiểu biết cơ bản để trả lời câu hỏi đất cấp 3 là gì một cách chính xác. Chúc các bạn luôn luôn thuận lợi và suôn sẻ khi tiến hành thi công công trình xây dựng trên loại đất mà mình chọn nhé.

Tin tức liên quan